Cách bố trí đèn LED âm trần không chỉ mang lại ánh sáng hài hòa mà còn góp phần nâng cao thẩm mỹ cho không gian sống. Để đảm bảo sự cân đối về ánh sáng, tiết kiệm chi phí và tối ưu công năng sử dụng, hãy cùng Wetech Việt  tham khảo các bước hướng dẫn chi tiết dưới đây mang đến sự hoàn hảo cho không gian làm việc. 

Bố trí đèn âm trần theo khoảng cách

Cách bố trí đèn LED âm trần yêu cầu sự chính xác trong xác định sơ đồ và khoảng cách lắp đặt. Điều này đặc biệt quan trọng bởi mỗi lần khoét lỗ trên trần nhà không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn quyết định hiệu quả chiếu sáng. Để tránh sai sót, hãy tuân theo 3 bước cơ bản:

Bước 1: Xác định công suất và màu sắc đèn phù hợp

Công suất đèn LED âm trần:

  • Trần nhà cao 2,5 – 3,5 m: Chọn đèn có công suất dưới 12W.
  • Trần nhà cao 3,5 – 4 m: Chọn đèn có công suất 12 – 15W.
  • Trần nhà cao trên 4m: Chọn đèn có công suất trên 15W.

Màu sắc đèn LED âm trần:

  • Ánh sáng trắng phù hợp cho không gian làm việc hoặc bếp.
  • Ánh sáng vàng ấm áp thích hợp với phòng ngủ và phòng khách.
  • Nếu phòng rộng, bạn có thể chọn đèn LED âm trần Downlight cảm biến có góc chiếu sáng lớn để tạo sự đồng đều về ánh sáng.

Lưu ý: Hình dáng đèn (vuông hoặc tròn) nên phù hợp với phong cách thiết kế nội thất.

Bước 2: Tính toán số lượng đèn cần thiết

Để đảm bảo đủ ánh sáng mà vẫn tiết kiệm chi phí, bạn cần tính toán số lượng đèn LED âm trần theo công thức:

Số lượng đèn = (Độ rọi x Diện tích phòng) / (Hệ số phản xạ x Quang thông đèn)

Chú thích:

  • Độ rọi: Tiêu chuẩn ánh sáng (phòng khách cần 300 lux).
  • Hệ số phản xạ: Trần thạch cao (0,9), trần bê tông (0,8).
  • Quang thông: Chỉ số chiếu sáng của đèn, tham khảo thông số kỹ thuật

Tính toán chính xác sẽ giúp bạn tiết kiệm điện năng và đầu tư chi phí hợp lý.

Bố trí đèn âm trần theo khoảng cách
Bố trí đèn âm trần theo khoảng cách

Bước 3: Bố trí đèn với khoảng cách phù hợp

Khoảng cách giữa các đèn:

Khoảng cách giữa các đèn = Chiều dài (rộng) / Số đèn bố trí trên chiều dài (rộng)

Công thức tính khoảng cách giữa các đèn thường dựa trên kích thước phòng và số lượng đèn lắp đặt. Ngoài ra, khoảng cách giữa đèn và tường cũng cần chú ý để tránh tạo bóng, đảm bảo ánh sáng lan tỏa đều. Khoảng cách lý tưởng từ đèn đến tường thường bằng 1/2 khoảng cách giữa hai đèn.

Bố trí đèn LED âm trần theo không gian

Bố trí đèn led âm trần cho phòng khách

Phòng khách là không gian trung tâm của ngôi nhà, nơi gia đình sum họp và đón tiếp khách. Việc sử dụng đèn LED âm trần Downlight có thể đáp ứng tốt nhu cầu chiếu sáng tổng thể, tạo nên ánh sáng đồng đều và hiện đại cho toàn bộ căn phòng. Tuy nhiên, để tăng thêm sự ấn tượng, bạn nên kết hợp với các nguồn sáng bổ trợ khác.

Đèn chùm tinh tế, đèn mâm mica sang trọng hoặc đèn thả độc đáo không chỉ cung cấp ánh sáng mà còn trở thành điểm nhấn trang trí tuyệt vời. Ngoài ra, các loại đèn chiếu rọi cho tranh ảnh, tủ trưng bày hay các đồ dùng nội thất sẽ giúp không gian phòng khách thêm chiều sâu và cuốn hút hơn.

Cách bố trí đèn led âm trần cho phòng khách
Cách bố trí đèn led âm trần cho phòng khách

Bố trí đèn led âm trần cho phòng ngủ

Phòng ngủ không chỉ là nơi nghỉ ngơi mà còn là không gian để thư giãn, đọc sách hoặc làm việc. Vì vậy, ngoài ánh sáng chính từ đèn LED âm trần, bạn cần bố trí thêm các nguồn sáng chức năng để đáp ứng từng nhu cầu cụ thể.

Hãy kết hợp đèn LED âm trần với đèn ngủ bàn, đèn gắn tường hoặc đèn rọi tranh để tạo cảm giác hài hòa và tiện nghi cho căn phòng. Cách bố trí đèn led âm trần lệch về hai bên thành giường, chiếu ánh sáng hắt vào tường, giúp giảm mỏi mắt và mang lại cảm giác thư thái. Một lưu ý quan trọng là tránh treo đèn chùm lớn ở trung tâm phòng ngủ, vì điều này có thể làm không gian trở nên ngột ngạt và mất cân đối.

Ngoài ra, bố trí công tắc đèn gần đầu giường là cách tối ưu để tăng sự tiện lợi khi sử dụng. Ánh sáng dịu nhẹ từ đèn LED sẽ giúp bạn dễ dàng thư giãn và có một giấc ngủ sâu.

Cách bố trí đèn led âm trần cho phòng bếp

Phòng bếp là nơi gia đình quây quần trong những bữa cơm đầm ấm, vì vậy ánh sáng phải được bố trí sao cho vừa tiện nghi vừa tạo không khí ấm cúng. Sử dụng đèn LED âm trần làm nguồn sáng chính sẽ đảm bảo sự đồng đều và hiệu quả chiếu sáng. Để tăng thêm sự sinh động, bạn có thể kết hợp với các loại đèn thả tại bàn ăn hoặc đèn ốp trần cho khu vực nấu nướng.

Ánh sáng dịu nhẹ và ấm áp sẽ tạo nên không gian thoải mái để gia đình tận hưởng những bữa ăn ngon. Đồng thời, việc phối hợp giữa đèn led âm trần downlight và các loại đèn trang trí giúp phòng bếp thêm phần phong cách và hiện đại.

Cách bố trí đèn led âm trần cho phòng bếp
Cách bố trí đèn led âm trần cho phòng bếp

Để cập nhập thêm nhiều mẫu đèn led âm trần Downlight giá rẻ, mời bạn tham khảo thêm thông tin ngay sau đây:

Bằng cách bố trí đèn led âm trần phù hợp, bạn sẽ tạo ra một không gian sống hài hòa, sáng đẹp và đầy đủ công năng. Hãy áp dụng các hướng dẫn trên để thiết kế hệ thống ánh sáng hoàn hảo cho gia đình bạn! Đừng quên cân nhắc sở thích cá nhân và phong cách thiết kế nội thất để ánh sáng trở thành yếu tố hoàn thiện không gian sống của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công Ty Cổ Phần Wetech Việt

Địa chỉ: MP33/2 Quốc Lộ 1A, Tổ 7, Khu phố 2, Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0901.940.968

Email: sales@wetechviet.vn

Website: https://ledrangdong.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/denledrangdonggiatot/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sales 1: 0909.346.736 (Mr Tơ) Sales 2: 0901.940.968 (Mr Lâm) Sales 3: 0909.86.22.56 (Ms San) Zalo Sales 1 Zalo Sales 2 Zalo Sales 3 Vị trí bản đồ